Fri. Apr 12th, 2024

Khi giao tiếp tiếng Anh, vào một vài tình huống cụ thể mà người nói muốn đưa ra lời hứa của mình với ai đó, hoặc đơn giản là họ tự hứa với bản thân mình thì có thể sử dụng một cấu trúc rất thông dụng – đó là cấu trúc promise. Vậy cụ thể thì “promise” là gì và có các cách sử dụng như thế nào? Cùng nhau đọc bài viết bên dưới để hiểu thêm nhé!

Cấu trúc Promise trong tiếng anh

1. Promise là gì?

Promise theo định nghĩa của từ điển Cambridge là một động từ và cũng là một danh từ có nghĩa là “hứa” hoặc “lời hứa”. Thể hiện hành động mà bạn cam kết sẽ làm, có thể có người được hứa hoặc không.

Tùy vào mục đích sử dụng mà promise có thể kết hợp trong nhiều cấu trúc câu khác nhau. Mục đích có thể là lời hứa với chính bản thân hoặc với ai đó.

Ex: Lam promises to visit her grandparents tonight at 7 p.m.

(Lam hứa tối nay sẽ về thăm ông bà ngoại lúc 7 giờ tối.)

2. Các cách sử dụng cấu trúc Promise

2.1.  Kết hợp với mệnh đề

Như đã nói ở phần định nghĩa, cấu trúc promise nhìn chung đều mang nghĩa hứa hẹn hay đảm bảo về một điều gì đó của chủ ngữ. Tuy nhiên vẫn ghi nhận sự khác biệt nhất định ở tính chất các cấu trúc này.

Đối với cấu trúc promise kết hợp với mệnh đề, cấu trúc này chỉ được sử dụng khi cần diễn tả một câu có 2 chủ ngữ khác nhau. Hoặc trong trường hợp người sử dụng muốn nhấn mạnh vào chủ thể của lời hứa hơn là lời hứa của chủ thể thì cũng có thể sử dụng cấu trúc này.

Công thức: S + promise + that + Mệnh đề.

Ex:

Nami promises that she will come to the cinema with her boyfriend.

(Nami hứa rằng cô ấy sẽ đến rạp chiếu phim với bạn trai của mình.)

My son promises that he will complete his homework before play game.

(Con trai tôi hứa rằng nó sẽ hoàn thành bài tập về nhà trước khi chơi game.)

Lưu ý có thể sử dụng hoặc không từ “that” trong câu.

2.2. Cấu trúc Promise + to Verb (inf)

Khác với cách sử dụng của cấu trúc promise kết hợp với mệnh đề, cấu trúc “promise + to Verb” có ý nghĩa sử dụng đơn giản hơn rất nhiều khi chỉ được dùng để diễn tả hành động hứa hẹn của ai đó, không nhất thiết phải biết rõ về người nhận được lời hứa đó. Do vậy đây là dạng căn bản nhất của cấu trúc promise trong tiếng Anh.

Công thức: S + promise + to Verb (inf).

Ex: I promised to lose weight after last summer holiday.

(Tôi hứa sẽ giảm cân sau kỳ nghỉ hè năm ngoái.)

Lưu ý: có thể thêm “not” ngay sau promise để diễn tả ý nghĩa phủ định.

Ex: She promised not to meet him again.

(Cô hứa sẽ không gặp anh nữa.)

2.3. Cấu trúc Promise + Noun và Pronoun

Đối với cấu trúc này, nó khá giống với cấu trúc promise kết hợp với mệnh đề về mặt công thức với việc kết hợp với mệnh đề ở sau (công thức 2 ở bên dưới). Tuy vậy vẫn phải có thêm một chủ thể là danh từ hay một đại từ ở phía sau promise để thể hiện rõ ý hành động hứa hẹn của chủ thể đối với một ai đó.

Dạng này còn có thể thực hiện điều tương tự như các cấu trúc ở trên và cấu trúc 2 nhưng ngắn gọn hơn với công thức 1 bên dưới.

Công thức 1: S + promise + S.O + Noun.

Ex: He promises me a gift after his trip.

(Anh ấy hứa với tôi một món quà sau chuyến đi của anh ấy.)

Công thức 2: S + promise + S.O + (that) + Mệnh đề.

Ex: He promises me that he will give me a gift after his trip to Ha Noi.

(Anh ấy hứa với tôi rằng anh ấy sẽ tặng tôi một món quà sau chuyến đi Hà Nội.)

2.4. Cấu trúc Promise khi tường thuật

Khi muốn tường thuật lại một lời hứa nào đó của ai đó ta có thể chuyển từ câu trực tiếp sang câu gián tiếp để thực hiện.

Ở dạng này, ta sẽ bắt đầu với một câu trực tiếp (câu diễn tả lại hoàn toàn lời nói của ai đó mà không chỉnh sửa gì) và sau đó chuyển đổi thành một câu gián tiếp. Quá trình này diễn ra với sự thay đổi vị trí của promise cũng như cấu tạo câu.

Công thức promise ở dạng câu trực tiếp: “Mệnh đề”, S + promise + …

Ex: “I will help you doing the laundry after dinner.”, he promises.

(“Anh sẽ giúp em giặt quần áo sau bữa tối.”, Anh hứa.)

Công thức promise khi chuyển sang dạng câu gián tiếp (Tùy vào câu trực tiếp mà chuyển sang câu gián tiếp cho phù hợp. Theo đó, tất cả công thức đã nêu ở 3 mục đều có thể được sử dụng để diễn tả câu gián tiếp với promise.):

  • S + promise + that + Mệnh đề.
  • S + promise + to Verb (inf).
  • S + promise + S.O + Noun.
  • S + promise + S.O + (that) + Mệnh đề.

Ex: He promises to help me doing the laundry after dinner.

(Anh ấy hứa sẽ giúp tôi giặt quần áo sau bữa tối.)

Xem thêm: Cấu trúc vừa vừa

Bài viết ở trên đã cung cấp các kiến thức cơ bản về cấu trúc cũng như cách dùng đối với cấu trúc “promise”. Chúc các bạn học tốt, nhiều sức khỏe và cùng đón chờ bài các bài viết tiếp theo về Toeic nhé.

By admin